Tại sao heo của tôi bị vàng da?

13 397 lượt xem

Heo bị vàng da hay hoàng đản là một hiện tượng bệnh lý có nguyên nhân là do tăng một số loại muối của dịch mật trong máu, hiện tượng này trên heo xảy ra khi có 1 trong 3 nguyên nhân sau:

– Rối loạn chức năng gan.

– Tan huyết.

– Một lượng lớn máu bị phá hủy làm mất khả năng giải độc của gan.

 

{loadposition baiviet-partner3rd}

 

Màu vàng được quyết định do các tế bào sắc tố. Những tế bào sắc tố mang màu vàng chỉ xuất hiện khi gan bị tổn thương hoặc túi mật bị tắc.

 

Trường hợp heo bị vàng da điển hình.
Trường hợp heo bị vàng da điển hình.

 

Biểu hiện dễ nhận biết nhất của hiện tượng heo bị vàng da đó là các mô liên kế có màu trắng trong cơ thể như da và mắt có màu vàng.

 

Một số bệnh trên heo cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới gan hoặc phá hủy tế bào máu như: Leptospira, mycoplasma, E. coliSalmonella, và khi heo mắc bệnh giun đũa do Ascaris suum gây tắc ống mật cũng có thể gây ra hiện tượng heo bị vàng da.

 

Niêm mạc mắt vàng.
Niêm mạc mắt vàng.

 

Ngoài ra, khi heo bị trúng một số loại chất độc như: đồng (Cu) (thường do bổ sung dư thừa trong thức ăn) và trúng độc Mycotoxin, các chất độc này có tế bào đích là gan cũng có thể làm cho heo bị vàng da. Đặc biệt khi nồng độ của aflatoxin và fumonisin (2 loại độc tố nấm mốc) cao trong thức ăn.

 

Biểu hiện bệnh lý trên heo khi mắc những nguyên nhân gây vàng da (hoàng đản)
Biểu hiện Cách kiểm tra
Nguyên nhân:  Aflatoxins và Fumonisins
 

Aflatoxins: làm giảm khả năng tổng hợp protein, giảm khả năng miễn dịch, giảm năng suất, PH trong máu tăng cao, Gan có màu nâu sẫm kèm với hiện tượng xuất huyết bề mặt, xơ gan, tăng kích thước túi mật, hạch lâm ba của hệ tiêu hóa sưng to, xuất huyết ruột (đoạn đại tràng). Ngoài ra heo còn có biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn, thiếu máu da xanh sao, tiêu chảy ra máu, xù lông.

Fumonisins: Giảm lượng thức ăn thu nhận hàng ngày, rối loạn chức năng gan, phù phổi, hoại tử gan. Ngoài ra đặc trưng khi heo bị nhiễm fumonisins là tăng hàm lượng AST-GGT-bilirubin-cholesterol trong máu.

 

 
 Nguyên nhân: Leptospirosis
Sốt, ủ rũ, bỏ ăn, với  heo nái còn gây sảy thai,  thai chết lưu, thụ thai không đậu, heo sơ sinh yếu, tỷ lệ heo sơ sinh chết cao. Sử dụng phương pháp huyết thanh học (MAT-OIE 2008) và PCR
Nguyên nhân: Mycoplasma suis

 

Biểu hiện: Sốt, giảm ăn, ủ rũ, xù lông, da xanh, giảm tăng trọng, giảm tiết sữa

 

PCR, ELISA
Nguyên nhân : Tổn thương đa hệ sau phẫu thuật (PMWS)

 

Giảm tăng trọng, khó thở, hạch bạch huyết sưng to

Sử dụng nhiều phương pháp

 

Nguyên nhân: Giun đũa

 

Nguyên nhân chủ yếu gây hoàng đản ở heo, giun gây tắc ống tụy và ống mật Tìm trứng trong phân (phương pháp flotaion)

 

Nguyên nhân: Ngộ độc do dư thừa đồng trong cơ thể

 

Giảm ăn, tiêu chảy ra máu, giảm tăng trọng, tăng hemoglobin niệu,  trong nước tiểu có thành phần của máu (tan huyết ở thận)  

 

Nguyên nhân: thiếu máu do tan huyết

 

Các nguyên nhân gây phá hủy hồng cầu (Mycoplasma suis), các tác nhân gây suy giảm miễn dịch Phương pháp: Hemoglobin niệu

 

Nguyên nhân: Nhiễm trùng huyết

 

Xuất huyết dưới da, tiêu chảy ra máu Phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, ELISA, PCR

 

Nguyên nhân: Salmonella

 

Thâm tím tai, chân và các vùng da mỏng, các hạch bạch huyết sưng to ở màng treo ruột, lách to, thâm tím và nhão PCR v à ELISA

 

chuyên trang heo

 

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc heo bị vàng da hay còn gọi là hoàng đản (vàng da và niêm mạc một số vùng như mắt) nhưng đa phần đều có liên quan tới gan. Trong nhiều trường hợp, nếu chúng ta không kịp thời phát hiện và tìm ra nguyên nhân có thể dẫn đến những thiệt hại không hề nhỏ. Bởi vậy VietDVM.com hy vọng những thông tin trên phần nào có ích và giúp quý độc giả chủ động hơn trong quá trình chăn nuôi đặc biệt là khi gặp trường hợp heo bị vàng da.

 

VietDVM team dịch.
(theo wattagnet

Bình luận (1)

  1. cho rằng: 17/11/2017 - 16:19

    Ủa, nay mới biết sal cũng gây vàng niêm mạc 🙁

📝 Ý kiến của tôi